VI PHẠM CƠ BẢN HỢP ĐỒNG TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM: MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN

ThS Võ Sỹ Mạnh

  • Tạp chí Kinh tế Đối ngoại
  • Võ Sỹ Mạnh

Abstract

Tóm tắt
Vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng là cơ sở pháp lý quan trọng để áp dụng các chế tài trong thương mại như tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng1 khi các bên trong hợp đồng không có thỏa thuận về điều kiện áp dụng ba chế tài này. Tuy nhiên, Luật thương mại năm 2005 còn thiếu nhiều quy định có tính hướng dẫn để làm rõ hơn về khái niệm này. Bên cạnh đó, theo Điều 4 của Luật thương mại năm 2005 thì trong trường hợp Luật thương mại hoặc luật chuyên ngành không quy định thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự2. Song, Bộ luật dân sự năm 1995 cũng như năm 2005 cũng không quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng và các văn bản dưới luật của Việt Nam hiện hành cũng không có quy định hướng dẫn về vấn đề này. Đây thực sự là những bất cập của pháp luật Việt Nam về vi phạm cơ bản hợp đồng. Những bất cập này nếu không được loại bỏ hay sửa đổi thì việc áp dụng ba chế tài nói trên khó có tính khả thi. Trên cơ sở chỉ ra một số bất cập từ quy định về vi phạm cơ bản, bài viết sẽ đề xuất một số định hướng để hoàn thiện quy định này của pháp luật Việt Nam.
Từ khóa: vi phạm cơ bản, hủy bỏ hợp đồng, thiệt hại

Published
2018-06-14