GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM

Đào Minh Anh - Lê Thị Phương Dung - Nguyễn Lệ Hằng

  • Tạp chí Kinh tế Đối ngoại
  • Đào Minh Anh
  • Lê Thị Phương Dung
  • Nguyễn Lệ Hằng

Abstract

Tóm tắt
Đào tạo nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào những thành tựu phát triển kinh tế xã hội trong những thập niên vừa qua tại Việt Nam. Việc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành sản xuất và dịch vụ trong những năm 1990 chính là chìa khóa cho tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa với sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, thống kê cho thấy tăng trưởng của Việt Nam còn thiếu bền vững chủ yếu dựa trên sự gia tăng vốn đầu tư chứ không phải dựa trên cải thiện năng suất lao động. Nguyên nhân là do người lao động còn chưa được đào tạo đầy đủ về kỹ năng nhất
là đối với các vị trí kỹ sư và quản lý. Việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và trở thành thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015 đặt ra thách thức cho Việt Nam phải nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực của khu vực kinh tế tư nhân, với các nước trong khu vực nhằm hướng tới sự phát triển bền vững trong thời gian tới. Bài nghiên cứu này đánh giá tình hình đào tạo kỹ năng cho nguồn nhân lực tại Việt Nam, phân tích những kỹ năng cần thiết cho đội ngũ lao động để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong giai đoạn phát triển sắp tới. Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam dựa trên việc đào tạo và phát triển kỹ năng cho người lao động.
Từ khóa: đào tạo, kỹ năng, nguồn nhân lực, khu vực kinh tế tư nhân, phát triển bền vững

Published
2018-06-13