ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2013 VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
Nguyễn Thị Tuyết Nhung - Nguyễn Thị Kim Ngân
Abstract
Tóm tắt
Để tồn tại và phát triển, bất kỳ quốc gia nào cũng phải dựa vào sự tăng trưởng của chính mình, trong đó sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia thể hiện qua chất lượng tăng trưởng của quốc gia đó. Một trong các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tăng trưởng của mỗi quốc gia là chỉ tiêu “Năng suất”. Các quốc gia muốn đạt được sự tăng trưởng bền vững thì cần tìm các biện pháp để tạo ra năng suất ngày càng cao. Tăng năng suất là yếu tố quan
trọng thúc đẩy phát triển kinh tế của các quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo một xã hội tốt đẹp hơn. Tùy theo các giác độ khác nhau, chỉ tiêu năng suất có cách tính khác nhau. Căn cứ vào phạm vi tính toán có chỉ tiêu năng suất tính cho từng doanh nghiệp, từng ngành kinh tế, từng khu vực kinh tế hoặc toàn nền kinh tế... Nếu căn cứ theo yếu tố đầu vào có năng suất lao động, năng suất vốn, năng suất các yếu tố tổng hợp…
Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả tính toán và phân tích chỉ tiêu năng suất lao động tính trên phạm vi toàn nền kinh tế quốc dân của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2013.
Từ khóa: năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm trong nước (GDP),
giá trị gia tăng (VA), số lao động làm việc thực tế, giá so sánh năm 2010, giá hiện hành.