Cơ chế phát triển sạch - Cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và khả năng phát triển ở Việt Nam
Ths. Phạm Thị Mai Khanh
Abstract
Trước tình trạng cấp bách về vấn đề khí hậu thay đổi và những bằng chứng về sự can thiệp của con người đối với khí hậu ngày càng tăng lên, Đại hội đồng Liên hiệp Quốc đã tiến hành đàm phán nhằm xây dựng một khung pháp lý quốc tế điều chỉnh vấn đề này. Kết quả là, đến tháng 5 năm 1992, Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã hình thành. Công ước có hiệu lực từ ngày 21 tháng 3 năm 1994 và đến tháng 2 năm 2005, Công ước đã được phê chuẩn bởi 188 quốc gia và Liên minh châu Ấu (EU). Ngày 1 tháng 11 năm 1997 tại Kyoto (Nhật Bản), các nước tham gia Công ước đã thông qua Nghị định thư Kyoto. Nghị định thư đưa ra nghĩa vụ pháp lý về cắt giảm phát thải sáu khí nhà kính cơ bản'" đối với 38 nước công nghiệp hóa trong thời kỳ.