XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỢP TÁC VÀ CƠ CHẾ THỰC HIÊN TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ XUẤT KHÂU GẠO TỈNH KIÊN GIANG
Nguyễn Thị Trâm Anh - Bạch Ngọc Văn
Abstract
Tóm tắt
Dựa trên mô hình Valuelinks của GTZ [7], tác giả đã phỏng vấn trực tiếp 150 đại diện các tác nhân tham gia chuỗi để phân tích chuỗi giá trị gạo xuất khẩu tỉnh Kiên Giang với các chức năng tham gia chuỗi gồm cung cấp đầu vào, sản xuất, thu mua, chế biến, Marketing và bán hàng. Qua điều tra, tác giả rút ra kênh thị trường mặt hàng gạo xuất khẩu tỉnh Kiên Giang gồm 3 kênh: (1) kênh trực tiếp từ nông dân đến công ty xuất khẩu 5,1%; (2) kênh cấp 2 từ nông dân đến nhà máy chế biến 2,8% và từ nhà máy chế biến đến công ty xuất khẩu 24,2%; (3) kênh cấp 3 từ nông dân đến thương lái 91,2%, từ thương lái đến nhà máy chế biến 31,3% và từ nhà máy chế biến đến công ty xuất khẩu 24,2%. Trên cơ sở phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của mô hình chuỗi giá trị xuất khẩu gạo, tác giả đề xuất xây dựng mô hình hợp tác và cơ chế thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu gạo
Từ khóa: kênh thị trường, xuất khẩu gạo, chuỗi giá trị, chức năng tham gia chuỗi