Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang hoa kỳ trong bối cảnh bảo hộ thương mại sau khủng hoảng toàn cầu
Đào ngọc tiến
Abstract
Tóm tắt
Sau khi khủng hoảng toàn cầu xảy ra, các nước đều đưa ra các gói cứu trợ với cách tiếp cận chung hướng đến kích thích nhu cầu đối với hàng sản xuất trong nước. Chính điều đó đã làm nảy sinh lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ thương mại mới khi các nước có xu hướng hạn chế nhập khau. Theo số liệu của Tổ chức cảnh báo thương mại toàn cầu (Global Trade Alert - GTA), chính các nước phát triển G20 có xu hướng áp dụng nhiều biện pháp bảo hộ thương mại. Điều này sẽ đặt ra thách thức đối với các mặt hàng xuất khau của các nước đang phát triển như Việt Nam.
Bài viết này sử dụng số liệu thương mại của ITC và kết quả khảo sát doanh nghiệp để nghiên cứu trường hợp hàng dệt may của Việt Nam xuất khau sang Hoa Kỳ nhằm minh họa tác động của chủ nghĩa bảo hộ thương mại sau khủng hoảng toàn cầu. Mặc dù xu hướng bảo hộ thương mại hàng dệt may trên thị trường Hoa Kỳ không được thể hiện rõ rệt thông qua các biện pháp hạn chế nhập khau nhưng lại có tác động đến xuất khau của Việt Nam. Bên cạnh những tác động tiêu cực (giảm kim ngạch trong thời gian ngắn và suy giảm lợi nhuận của doanh nghiệp) còn có những tác động tích cực như tăng thị phần, cải thiện mức độ đa dạng hóa về thị trường và cơ cấu hàng hóa. Do đó, có thể coi “xu hướng bảo hộ” là một “cú sốc từ bên ngoài tuy chưa thể giải quyết triệt để những tồn tại cố hữu về năng lực cạnh tranh nhưng đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động xuất khau hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
Từ khóa: bảo hộ thương mại, khủng hoảng, xuất khau, dệt may, Hoa Kỳ