MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO HƯỚNG ĐẾN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH THEO CHUẨN AUN-QA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Phùng Mạnh Hùng

  • Tạp chí Kinh tế Đối ngoại
  • Phùng Mạnh Hùng

Abstract

Tóm tắt
AUN (ASEAN University Network) là mạng lưới các trường đại học hàng đầu của Đông
Nam Á được thành lập vào tháng 11/1995 bởi sáng kiến của Hội đồng bộ trưởng giáo dục
các nước ĐNA, với các thành viên đầu tiên do Bộ trưởng Bộ GD các nước đề cử. Tính đến
ngày 31/7/2013 mạng lưới này đã có 30 thành viên đến từ 10 quốc gia, và việc kết nạp thành
viên mới yêu cầu phải qua đánh giá chất lượng (17 thành viên đầu tiên không cần đánh giá).
Các hoạt động chính của AUN bao gồm: Đánh giá chất lượng giáo dục, Trao đổi sinh viên,
Trao đổi học thuật, Sở hữu trí tuệ AUN,…Nhằm đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng bên
trong các trường ĐH trong khu vực, AUN đã đưa ra sáng kiến đánh giá chất lượng giáo
dục đại học theo những tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng chung của khu vực ASEAN (ASEAN
University Network - Quality Assurance, viết tắt là AUN-QA). Chuẩn kiểm định chất lượng
AUN-QA đang là cái đích mà nhiều trường ĐH tại Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á
hướng tới, trong đó có trường Đại học Ngoại thương. Mục tiêu của các trường ĐH không
chỉ là thu hút học viên mà còn khẳng định chất lượng đào tạo và dần tiến tới là việc xây
dựng văn hóa chất lượng của một trường ĐH. Bài viết này nhằm mục đích giới thiệu những
tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá theo chuẩn AUN-QA, và phân tích, đánh giá một số chương
trình đào tạo cử nhân tại trường Đại học Ngoại thương có khả năng tham gia kiểm định
theo AUN-QA và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hướng tới
kiểm định theo chuẩn AUN-QA của trường Đại học Ngoại thương.
Từ khóa: Kiểm định chất lượng, AUN-QA, chương trình đào tạo, Đại học Ngoại thương

Published
2018-05-30