TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG THÔNG QUA ÁP DỤNG MÔ HÌNH THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BSC)

Dương Thị Hoài Nhung

  • Tạp chí Kinh tế Đối ngoại
  • Dương Thị Hoài Nhung

Abstract

Tóm tắt
Trong những năm gần đây, tại Việt Nam có sự cạnh tranh lớn giữa các trường đại học
nhằm cung cấp dịch vụ đào tạo chất lượng cao để vươn tới tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế,
đã dẫn tới một nhu cầu cấp thiết trong việc đánh giá và cải thiện hoạt động đào tạo mang
định hướng khách hàng. Trường Đại học Ngoại thương với mục tiêu chiến lược 2020 và
tầm nhìn 2030 “phấn đấu trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia, được công nhận
là một trong những trường đại học hàng đầu của Việt Nam về chất lượng và danh tiếng và
nằm trong nhóm 100 trường đại học hàng đầu của khu vực” (Đại học Ngoại thương, 2009),
cũng không nằm ngoài mong muốn tìm ra giải pháp quản lý theo mô hình và tiêu chí cụ thể
để nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Yêu cầu này lại càng cấp thiết khi trường Đại
học Ngoại thương là một trong số ít những trường đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thí điểm
tự chủ về tài chính. Từ một vấn đề đặt ra cho nhà trường, tác giả xin đưa ra đề xuất ứng
dụng mô hình thẻ điểm cân bằng (BSC) tại trường Đại học Ngoại thương nhằm nâng cao
công tác quản lý chất lượng đào tạo đại học. Nội dung của bài viết gồm 4 phần: thứ nhất
xem xét sự cần thiết của việc ứng dụng mô hình thẻ điểm cân bằng BSC trong quản lý chất
lượng đào tạo; thứ hai là phương pháp triển khai mô hình thẻ điểm cân bằng BSC; thứ ba
là triển khai mô hình BSC tại trường Đại học Ngoại thương nhằm tăng cường công tác quản
lý chất lượng đào tạo, phần cuối một số kiến nghị đề xuất giải pháp để triển khai ứng dụng
BSC tại Đại học Ngoại thương.
Từ khóa: Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard - BSC), quản lý chất lượng đào tạo,
đào tạo đại học.

Published
2018-05-30