ỨNG DỤNG MÔ HÌNH 5C TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA DOANH NGHIỆP

Lê Thái Phong

  • Tạp chí Kinh tế Đối ngoại
  • Lê Thái Phong

Abstract

Tóm tắt
Đánh giá chính xác năng lực và sự thay đổi của các khả năng của doanh nghiệp luôn là
một thách thức với bất kỳ nhà quản trị nào. Việc sử dụng các công cụ đo lường giúp doanh
nghiệp nhìn nhận tốt hơn điểm mạnh, điểm yếu, những thay đổi của những điểm mạnh, điểm
yếu này theo thời gian để đưa ra quyết sách sản xuất kinh doanh phù hợp với môi trường có
ý nghĩa lớn với doanh nghiệp. Bài viết giới thiệu mô hình 5C là một công cụ hữu hiệu giúp
các nhà quản trị đánh giá sự phát triển về năng lực của doanh nghiệp. Mô hình 5C là một
mô hình mở, được phát triển bới OECD dựa trên lý thuyết về phát triển năng lực do Allan
Kaplan đề xuất năm 1999. 5C là viết tắt của khả năng cam kết và thực hiện (capability to
commit and act), khả năng thực hiện các mục tiêu (capability to deliver on development
objectives), khả năng liên kết (capability to relate), khả năng thích ứng và tự làm mới mình
(capability to adapt and self-renew), và khả năng kết hợp (capability to achieve coherence).
Để kiểm tra khả năng sử dụng mô hình này trong thực tiễn hoạt động quản trị, bài viết ngoài
cung cấp khung lý thuyết về mô hình 5C còn kiểm định tính khả dụng của mô hình này bằng
cách điều tra 28 nhà quản lý ở 6 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Bộ câu hỏi gồm 7 phát
biểu theo thang 5 điểm Likert được phát triển nhằm đánh giá tính phù hợp (Suitability), tính
chấp nhận (Acceptability), và tính khả thi (Feasibility) của mô hình 5C. Kết quả cho thấy
đây là một mô hình được các nhà quản lý đánh giá cao nhờ tính đơn giản và hiệu quả của
nó và khuyến nghị áp dụng cho hoạt động quản trị của mình.
Từ khóa: Mô hình 5C, khả năng thực hiện, khả năng liên kết, khả năng thích ứng, khả
năng kết hợp.

Published
2018-05-30