Định hướng và các giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn đến năm 2020

Đỗ Thị Thanh Loan

  • Tạp chí Kinh tế Đối ngoại
  • Đã Thị Thanh Loan

Abstract

Tóm tắt
Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông
Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, bao gồm 11 tỉnh và thành phố. Với vai trò là: “động lực,
đầu tầu” trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; là nơi đi trước dẫn đầu cho phát
triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Vùng sẽ có nhiều cơ hội phát triển toàn
diện các ngành kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH).
Sau gần 30 năm đổi mới, vùng ĐBSH đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được
những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội. Song đánh giá ở từng góc độ cụ
thể sự phát triển của vùng cho đến nay vẫn chưa ổn định, thiếu bền vững, cơ cấu ngành kinh
tế chưa hợp lý, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (CDCCKTNN) còn
chậm, tồn tại nhiều bất cập yếu kém. Để thực hiện mục tiêu phát triển tổng quát: “Xây dựng
vùng ĐBSH trở thành vùng có vị trí hàng đầu về mọi mặt, xứng đáng là đầu tầu lôi kéo các
vùng khác cùng phát triển, về trước cả nước trong việc đưa nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”, các định hướng cụ thể và những giải pháp
cơ bản thúc đẩy sự CDCCKTNN của vùng trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và
hội nhập kinh tế quốc tế cần đưa ra.
Bài viết này tập trung làm rõ định hướng phát triển của các ngành, lĩnh vực cụ thể trong
nông nghiệp và giải pháp chi phối, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong nông
nghiệp vùng ĐBSH trong bối cảnh mới.
Từ khóa: Đồng bằng sông Hồng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Published
2018-05-30