CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM ĐỔI MỚI CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG THEO NGHỊ QUYẾT 77/NQ-CP

Đào Thị Thu Giang, Phạm Thu Hương

  • Tạp chí Kinh tế Đối ngoại
  • Đào Thị Thu Giang
  • Phạm Thu Hương

Abstract

Tóm tắt
Nghị quyết 77/NQ-CP (Nghị quyết 77) của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt
động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 được ban hành ngày
24 tháng 10 năm 2014 đã mang lại những cơ hội cũng như những thách thức mà các trường
đại học công lập sẽ gặp phải. Các trường đại học thực hiện thí điểm được trao nhiều quyền
hơn về thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, về tổ chức bộ máy và nhân sự,
về tài chính. Tuy nhiên, khi thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm,
các trường sẽ phải cam kết tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi
đầu tư, các chỉ tiêu liên kết đào tạo với cơ sở đào tạo trong và ngoài nước được tính trong
tổng chỉ tiêu tuyển sinh trong bối cảnh chưa hướng dẫn cụ thể về các tiêu chí xác định chỉ
tiêu tuyển sinh chương trình liên kết với nước ngoài. Bên cạnh đó, việc chuyển giao toàn bộ
khoản thu học phí từ Kho bạc sang tài khoản ngân hàng thương mại giúp các trường chủ
động hơn trong việc sử dụng nguồn thu cũng như tận dụng được mọi nguồn thu nhưng điều
này lại dẫn đến những thách thức không nhỏ trong kiểm soát sử dụng nguồn thu. Ngoài ra,
việc tự đưa ra các quyết định dự án đầu tư sử dụng nguồn thu hợp pháp của trường đòi hỏi
tính chuyên nghiệp cao, chuyên môn vững của các bộ phận chức năng trong trường. Để tận
dụng được các cơ hội và vượt qua được những thách thức, Nhà nước cần phải có những
hướng dẫn cụ thể cũng như những ưu đãi đối với các trường tự chủ, đồng thời các trường
cũng phải không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo, tính hấp dẫn của các chương
trình đồng thời đổi mới trong công tác quản lý.
Từ khóa: tự chủ đại học, quản trị đại học.

Published
2018-05-21