ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
Đặng Văn Dân
Abstract
Tóm tắt
Kiểm soát và duy trì lạm phát ở mức hợp lý luôn là mục tiêu kinh tế vĩ mô hàng đầu của Chính
phủ cũng như của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế ngày càng sâu rộng, lạm phát ở nước ta luôn diễn biến phức tạp và khó lường. Vì vậy,
việc nghiên cứu các biến số kinh tế trong nước và ngoài nước ảnh hưởng đến lạm phát có vai trò hết
sức quan trọng, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp tại Việt Nam
trong thời gian tới. Bài viết này sẽ sử dụng phương pháp VAR (véc tơ cấu trúc tự hồi quy – Vector
Auto Regression) để kiểm định các yếu tố kinh tế tác động đến lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn
2008-2015. Từ đó, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu và đưa ra một số khuyến nghị giải pháp
nhằm kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý góp phần ổn định kinh tế vĩ mô tại Việt Nam.
Từ khóa: kinh tế vĩ mô, lạm phát, tăng trưởng.
Mã số: 219. Ngày nhận bài: 06/01/2016. Ngày hoàn thành biên tập: 18/03/2016. Ngày duyệt đăng: 18/03/2016.
Abstract
An inflation stabilization is always the macroeconomic objectives of the government as well
as the State Bank of Viet Nam. However, under the deeper and wider international economic
integration, the inflation of Vietnam is always in a complicated and an unpredictable process.
Therefore, studying economic variables both in domestic and overseas which affects the inflation
plays a very important role. Such studying is considered as a fundamental factor for determining
many suitable macroeconomic policies to Vietnam in the coming time. This article analyzes the
impact of economic factors on inflation in Viet Nam in the period from 2008 to 2015 by of VAR
model. With that analysis, author presents the research results and offers many solutions to control
inflation that contribute to stabilize the macroeconomic in Viet Nam.
Key words: Macroeconomic, inflation, growth.
Paper No. 219. Date of receipt: 06/01/2016. Date of revision:18/03/2016. Date of approval:18/03/2016.