PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA NỮ GIỚI TẠI VIỆT NAM

Bùi Anh Tuấn, Nguyễn Thị Lan anh

  • Tạp chí Kinh tế Đối ngoại
  • Bùi Anh Tuấn
  • Nguyễn Thị Lan Anh

Abstract

Tóm tắt

Nghiên cứu này phân tích các yếu tố tác động đến sự tham gia lực lượng lao động[1] (LLLĐ) của nữ giới tại Việt Nam, sử dụng đến số liệu được thu thập từ bộ điều tra lao động việc làm và điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình trên 63 tỉnh thành của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2011 – 2014. Bài nghiên cứu đã dựa trên việc xác định được vai trò quan trọng của LLLĐ nói chung và LLLĐ nữ nói riêng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua hàm sản xuất Cobb-Douglas và mô hình Solow mà tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân thật sự khiến cho tỷ lệ tham gia LLLĐ của nữ giới lại thấp và tăng chậm như hiện nay, từ 72.6% năm 2011 lên 73.6% năm 2014. Sau khi xem xét các mô hình của một số tác giả trên thế giới đã từng nghiên cứu vấn đề tương tự, mô hình tác động cố định FEM được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia LLLĐ của phụ nữ Việt Nam. Lúc này, biến phụ thuộc tỷ lệ tham gia LLLĐ của nữ giới được giải thích bởi các biến: tỷ lệ nữ giới biết chữ, tỷ lệ nữ giới chưa qua đào tạo, tỷ suất sinh, tỷ lệ nữ giới sống ở thành thị, tỷ lệ nữ giới đã kết hôn, chênh lệch thu nhập bình quân hàng tháng giữa nam và nữ. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng có sự tác động của tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ không có chuyên môn kỹ thuật (CMKT), tỷ lệ kết hôn của nữ giới và GDP là các yếu tố có tác động đến tỷ lệ tham gia LLLĐ[2] của nữ giới nước ta. Trong khi đó, theo kết quả từ mô hình, tỷ suất sinh, tỷ lệ nữ sống ở đô thị và chênh lệch thu nhập giữa hai giới không được chứng minh là có ảnh hưởng gì đến tỷ lệ này.

Từ khóa: LLLĐ, sự tham gia LLLĐ, nữ giới

 

Abstract

To analyze factors affecting female labour force[1] participation in Vietnam, statistics utilized was collected from labour and employment investigation and population variation and family planning carried out by General Statistics Office of Vietnam in 63 Vienamese provinces/cities during 2011 - 2014. Basing on defining the important role of labour force, especially female labour force to economic - social development through Cobb-Douglas production function and Solow model, actual reasons causing low and slowly increasing female labor force participation rate from 72.6% (2011) to 73.6% (2014) are discovered.

On the basis of research models for similar subjects by several authors in the world, fixed effects model (FEM) is used to analyze the factors affecting the female labor force participation in Vietnam. Accordingly, the dependent variable of female labor force participation ratio is explained by the variables: the ratio of female literate, the proportion of untrained females, fertility rate, the proportion of women living in urban areas, percentage of married women, average income disparities between men and women each month. As a result, it is confirmed that the impact of the literacy rate, the non-technical expert rate, the proportion of married women and GDP have affected participation ratio of female labor force[2] in our country. Meanwhile, according to the results from the model, the birth rate, the percentage of women living in urban areas and the income gap between the sexes are not proved to have any effect on this ratio.

Keyword: labour force, labour force participation, female

 

Published
2018-05-18