Phân tích hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2011-2016
Nguyễn Thị Hà Thanh, Lê Hoàng Việt
Abstract
Tóm tắt
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích đường biên dữ liệu (Data Envelopment Analysis) để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM CP Việt Nam cho giai đoạn 2011-2016. Tác giả đã sử dụng dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ báo cáo thường niên của 23 NHTM CP giai đoạn 2011-2016 để ước lượng hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng bao gồm hiệu quả kỹ thuật theo cả hai phương pháp DEA-CRS (hiệu quả kỹ thuật không đổi theo quy mô) và DEA-VRS (hiệu quả kỹ thuật thay đổi theo quy mô), hiệu quả quy mô (Scale Efficiency), hiệu quả phân bổ (Allocation Efficiency) và hiệu quả hoạt động chung (hiệu quả chi phí). Kết quả ước lượng cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu, hiệu quả kỹ thuật trung bình hệ thống đạt 81.7%, trong đó hiệu quả kỹ thuật thuần túy của ngân hàng đóng góp vào hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng lớn hơn so với các nhân tố phản ánh quy mô hoạt động. Chỉ số hiệu quả chi phí (CE) trong nghiên cứu có kết quả tăng dần qua giai đoạn 5 năm, từ 52.84% năm 2011 lên 70.61% năm 2016. Hiệu quả chi phí tăng được đánh giá là nhờ các ngân hàng có hiệu quả phân bổ tăng dần trong các năm và tăng nhanh hơn so với hiệu quả kỹ thuật. Tuy nhiên, chỉ số CE trung bình toàn giai đoạn là 64.41% cho thấy mặc dù các ngân hàng đã ngày càng tối thiểu hóa được các chi phí đầu vào để tạo ra một đơn vị đầu ra nhưng việc sử dụng các nguồn lực đầu vào lại chưa thực sự hiệu quả và do đó, chỉ số hiệu quả chi phí này chỉ đạt được ở mức trung bình.
Từ khóa: ngân hàng thương mại, hiệu quả hoạt động, DEA, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí
Abstract
This paper uses the Data Envelopment Analysis method to assess the performance of the commercial banking system in Vietnam in the period 2011-2016. The authors used secondary data compiled from the annual report of 23 commercial banks in the period 2011-2016 to estimate the technical efficiency of both DEA-CRS methods and DEA-VRS scale efficiency, total efficiency and overall banking efficiency. Estimated results show that in the research period, the average technical efficiency of the system was 81.7%, in which average technical efficiency of the bank contributed to the technical efficiency of the bank larger than the factors that reflect the scale of activity. The cost efficiency ratio (CE) in the study has progressively increased over the five-year period, from 52.84% in 2011 to 70.61% in 2016. Increased cost efficiency is attributed to effective banks increased allocation efficiency over the years and increased faster than technical efficiency. However, the overall average CE of 64.41% shows that although banks have increasingly minimized the input costs to create an output unit, the use of inputs is not really effective and therefore, the cost-effectiveness index is only at average level.
Key words: commercial banks, operating efficiency, DEA, technical efficiency, cost efficiency