XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NĂM 2016 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2017

Phan Thị Thu Hiền

  • Tạp chí Kinh tế Đối ngoại
  • Phan Thị Thu Hiền

Abstract

Tóm tắt:

Từ năm 2000, ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với sự ra đời hàng loạt nhà máy sản xuất, xưởng chế biến cũng như tăng trưởng vượt bậc về năng lực sản xuất, sản lượng, xuất khẩu và thị phần trên thị trường thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, gỗ và sản phẩm gỗ trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng khoảng 15% trong giai đoạn 2011-2016; kim ngạch xuất khẩu tăng từ 3.43 tỷ đô la Mỹ năm 2011 lên tới khoảng 6.9 tỷ đô la Mỹ năm 2016. Bài báo đưa ra bức tranh tổng thể về ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam với nhiều khía cạnh về nguồn cung, hoạt động sản xuất, chuỗi cung ứng quốc tế cũng như tiêu thụ sản phẩm. Bài báo cũng chỉ ra rằng thời gian tới, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn liên quan đến hàng rào kỹ thuật và tính hợp pháp của sản phẩm từ các thị trường nhập khẩu quan trọng như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc. Một số kiến nghị được bài báo đề cập nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ cũng như phát triển rừng bền vững của Việt Nam.

Từ khóa: xuất khẩu, chế biến, gỗ, lâm nghiệp, hợp pháp, chuỗi giá trị.

 

Abstract

Since 2000, Vietnam forestry industry and wood processing production had a successful performance with blooming number of wood processing factories, strongly growing in production capacity, manufacturing outputs, market shares in local and international markets. Wood and wood products has become the major export commodity of Vietnam in 2011-2016 with high annual average growth of 15% and  increase in total value from 3,43 billion US$ in 2011 to above 6.9 billion US$ in 2016 (GDVC, 2016). This paper aims to give a comprehensive picture about the Vietnam’s wood processing industry with exports-associated aspects like raw inputs materials source, production, supply chain management and sales. This study also indicates that in future, increasing challenges and obstacles to maintain exports achievements requires the Vietnamese wooden products complying with new technical barriers and legality requirements of many his major trade partners as the EU, USA, Japan and Australia. Finally, several recommendations on these mentioned issues are suggested for a sustainable growth of the Vietnam’s forestry exports and development.

 Key words: exports, processing, wood, forestry, legality, value chain.

Published
2018-05-18